Giao thông nước ta phát triển đầy đủ các loại hình, gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống. Ngành bưu chính viễn thông ngày càng hiện đại và hội nhập với thế giới.
1. GIAO THÔNG VẬN TẢI
a) Đường bộ (đường ô tô)
– Đặc điểm:
+ Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá (huy động vốn, tập trung đầu tư).
+ Mạng lưới cơ bản đã phủ kín các vùng.
+ Đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.
+ Có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách (khối lượng vận chuyển lớn).
+ Có khả năng kết nối với nhiều loại hình vận tải khác.
+ Chú trọng phát triển đường bộ cao tốc.
– Các tuyến chính:
+ Quốc lộ 1: từ Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh: thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở phía tây.
+ Các tuyến đường ngang góp phần tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thúc đẩy liên kết giữa các bộ phận lãnh thổ.
b) Đường sắt
– Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh).
– Các tuyến đường sắt phân bố tập trung ở miền Bắc, phía Nam hầu như chỉ có tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua.
– Được nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa song tốc độ tăng trưởng chậm.
– Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á cũng đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.
c) Đường sông
– Chậm phát triển, phương tiện đa dạng nhưng ít được cải tiến.
– Các tuyến chính: tập trung trên các sông lớn, diễn ra nhiều ở hạ lưu sông:
+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê Kông – Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung (Đà Rằng, Thu Bồn,…).
– Đã hình thành các cảng sông lớn.
d) Đường biển
– Điều kiện phát triển:
+ Đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng.
+ Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
+ Vị trí nằm trên các đường hàng hải quốc tế.
– Vị thế ngày càng được nâng cao do tăng trưởng kinh tế và hội nhập sâu rộng.
– Chú trọng nâng cấp các cảng biển.
– Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn, đảm nhận vận chuyển trên các tuyến đường biển trong nước và quốc tế.
– Các tuyến chính:
+ Tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc – nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – Thành Phố Hồ Chí Minh (1500 km).
+ Có các tuyến đường biển quốc tế.
– Cảng biển, cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiều – Chân Mây,…
e) Đường hàng không
– Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến nhanh chóng: nhờ chiến lược táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
– Vai trò nâng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng khối lượng hàng hóa vận chuyển không lớn.
– Chú trọng nâng cấp và xây dựng nhiều sân bay, có nhiều sân bay quốc tế.
– Mở đường bay kết nối các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới.
– Tuyến bay trong nước có 3 đầu mối chủ yếu: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Sân bay quốc tế Phú Bài (Huế) mới được nâng cấp.
f) Đường ống
– Sự phát triển: Non trẻ nhất, gắn liền với ngành dầu khí.
– Các tuyến chính:
+ Miền Bắc: vận chuyển xăng dầu B12 tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
+ Miền Nam: vận chuyển dầu khí từ thềm lục địa vào đất liền.
+ Phân bố nhiều nhất ở phía Nam, kết nối các mỏ dầu khí với nơi tiêu thụ.
2. NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
a) Bưu chính
– Mạng lưới rộng khắp, tính phục vụ cao.
– Hạn chế: phân bố chưa hợp lí, công nghệ còn lạc hậu, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động trình độ cao…
– Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa; đẩy mạnh các hoạt động công ích, kinh doanh.
Trụ sở Tập đoàn Viễn thông Quân đội – VIETTEL tại Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)
b) Viễn thông
– Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc (đón đầu khoa học kĩ thuật).
– Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
– Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định và di động.
– Mạng phi thoại: fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
– Mạng truyền dẫn: mạng truyền dẫn viba, truyền dẫn cáp sợi quang,…
– Mạng viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển.