Skip to content
ĐỊA LÍ THẦY TÙNGĐỊA LÍ THẦY TÙNG
    • ĐỀ THI
      • HỌC KÌ I
      • HỌC KÌ II
      • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
      • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
        • BỘ GD&ĐT
        • ĐỀ THI THỬ
      • ĐỀ THI HSG
    • LÍ THUYẾT
      • LỚP 12
    • KHÓA HỌC
    • SÁCH
    • TÀI LIỆU
      • ĐỊA LÍ QUANH TA
      • TÀI LIỆU NÂNG CAO
      • VIDEO
    • HỌC SINH TIÊU BIỂU
    • TIN TỨC
Home » BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

11 Tháng 1, 2024 - admin - 2349 lượt xem

Ở nước ta, ngành trồng trọt hiện nay chiếm tỉ trọng cao hơn so với ngành chăn nuôi. Sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả được chú trọng phát triển theo hướng tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngành chăn nuôi đang tiến lên trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.

1. NGÀNH TRỒNG TRỌT

a) Sản xuất lương thực

– Vai trò:

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

+ Tạo ra nhiều hàng hóa với mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Là cơ sở đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

– Điều kiện phát triển (tự nhiên):

+ Thuận lợi: Đất phù sa ở các đồng bằng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt cao và lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào,…

+ Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu,…

– Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực:

Diện tích có xu hướng giảm.
Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, vai trò của vụ mùa giảm.
Năng suất tăng nhanh, do trình độ thâm canh, ứng dụng công nghệ, sử dụng giống mới.
Sản lượng có xu hướng tăng, chủ yếu do năng suất tăng.
Bình quân lương thực có xu hướng tăng.
Xuất khẩu được đẩy mạnh, lúa gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm là ĐBSCL, ĐBSH.

b) Sản xuất cây thực phẩm (Giảm tải)

c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

– Vai trò:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

– Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi:

  • Tự nhiên: đất feralit với nhiều loại có chất lượng tốt, đất phù sa ở đồng bằng và thung lũng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng, nguồn nước dồi dào.
  • Kinh tế – xã hội: lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến, thị trường rộng lớn, hình thành các vùng chuyên canh,…

+ Khó khăn:

  • Tự nhiên: một số loại thiên tai, mùa khô sâu sắc và kéo dài.
  • Kinh tế – xã hội: thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường khó tính, công nghiệp chế biến còn hạn chế.

– Thực trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp:

+ Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp chủ yếu là cây lâu năm. Cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn và tăng nhanh, cây công nghiệp hàng năm có diện tích nhỏ và giảm dần.

+ Các loại cây công nghiệp quan trọng: cây lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa,…), cây hàng năm (lạc, mía, đậu tương,…).

+ Đứng hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng cây công nghiệp xuất khẩu.

+ Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm:

Cây Phân bố
Cây công nghiệp lâu năm
Cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
Cao su Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
Hồ tiêu Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Điều Đông Nam Bộ
Dừa Đồng bằng sông Cửu Long
Chè Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
Cây công nghiệp hàng năm
Mía Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Lạc Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Đắk Lắk
Đậu tương Miền núi trung du Bắc Bộ, Đắk Lắk, Đồng Tháp
Đay Đồng bằng sông Hồng
Cói Ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa

Cây chè phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lâm Đồng (Tây Nguyên).

– Thực trạng phát triển và phân bố cây ăn quả:

+ Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây.

+ Cơ cấu sản phẩm đa dạng, chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới, ngoài ra còn có cận nhiệt và ôn đới.

+ Diện tích cây ăn quả tăng nhanh.

+ Các vùng cây ăn quả lớn nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tỉnh Bắc Giang (Trung du và miền núi Bắc Bộ).

+ Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa.

2. NGÀNH CHĂN NUÔI

a) Đặc điểm chung

– Tỷ trọng ngành chăn nuôi nhỏ hơn so với ngành trồng trọt, có xu hướng tăng.

– Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:

+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

+ Đẩy mạnh chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao.

+ Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

– Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:

+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn được đảm bảo, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ, thị trường mở rộng, chế biến phát triển hơn,…

+ Khó khăn: giống vật nuôi, dịch bệnh, công nghiệp chế biến, cơ sở vật chất và hạ tầng nhiều nơi còn kém phát triển.

– Hiệu quả chăn nuôi của nước ta chưa thật cao và ổn định.

Chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung ở nước ta.

b) Chăn nuôi lợn và gia cầm

– Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu: Đàn lợn cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.

– Đàn lợn có xu hướng tăng nhanh nhưng chịu tác động lớn của dịch bệnh.

– Đàn gia cầm tăng nhanh và liên tục.

– Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn, các địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt.

– Phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

– Tình hình phát triển và phân bố:

+ Đàn trâu: có số lượng giảm, phân bố chủ yếu ở nhiều tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Đàn bò: có xu hướng tăng mạnh, phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

+ Bò được nuôi nhiều để lấy thịt và sữa. Chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven thành phố lớn.

+ Dê, cừu: giảm tải.

Bài viết cùng chủ đề

  • BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP…
  • BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
  • BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
  • BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
  • BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI…
  • BÀI 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục
  • BỘ GD&ĐT
  • ĐỀ THI
  • ĐỀ THI HSG
  • ĐỀ THI THỬ
  • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
  • ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
  • ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ
  • ĐỊA LÍ QUANH TA
  • ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
  • HỌC KÌ I
  • HỌC SINH TIÊU BIỂU
  • LÍ THUYẾT
  • LỚP 12
  • TÀI LIỆU NÂNG CAO
  • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
  • TIN TỨC
  • VIDEO
Bài viết nổi bật
  • [NAM ĐỊNH] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ LẦN 2
  • [ĐỀ 06] ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2024 – 2025 MÔN ĐỊA LÍ
  • Việt Nam với nguồn tài nguyên năng lượng băng cháy
  • [THANH HÓA] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ LẦN 3
  • [LÂM ĐỒNG] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MỖI NGÀY

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận tài liệu Địa lí thường xuyên


    Team thầy Tùng, chiến đến cùng! 

    Thông tin liên hệ

    • Điện thoại: 034 987 5146
    • Địa chỉ: Số 8 hẻm 173/68/73 Hoàng Hoa Thám, P. Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
    • Email: dialithaytung2013@gmail.com
    Thiết kế website bởi Duy Anh Web
    • ĐỀ THI
      • HỌC KÌ I
      • HỌC KÌ II
      • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
      • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
        • BỘ GD&ĐT
        • ĐỀ THI THỬ
      • ĐỀ THI HSG
    • LÍ THUYẾT
      • LỚP 12
    • KHÓA HỌC
    • SÁCH
    • TÀI LIỆU
      • ĐỊA LÍ QUANH TA
      • TÀI LIỆU NÂNG CAO
      • VIDEO
    • HỌC SINH TIÊU BIỂU
    • TIN TỨC
    Zalo
    Phone
    0349875146

    Login

    Lost your password?

    Register

    A link to set a new password will be sent to your email address.

    Thông tin cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để tăng cường trải nghiệm sử dụng website, để quản lý truy cập vào tài khoản của bạn, và cho các mục đích cụ thể khác được mô tả trong privacy policy của chúng tôi.