Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hợp lí tài nguyên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên 3 phương diện: ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ kinh tế.
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
– Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, đòi hỏi:
+ Nhịp độ phát triển cao.
+ Cơ cấu hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ.
– Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí.
+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
a) Chuyển dịch cơ cấu ngành
– Hướng chuyển dịch:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp: thấp, giảm tỉ trọng.
+ Công nghiệp – xây dựng: cao, tăng tỉ trọng.
+ Dịch vụ: cao nhất, nhưng còn chưa ổn định.
– Đánh giá về sự chuyển dịch:
+Tốc độ chuyển dịch còn chậm.
+ Phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta.
+ Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
– Nguyên nhân: đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
– Trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I:
- Nông nghiệp: giảm tỉ trọng; trong đó giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi. Đối với ngành trồng trọt, cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm giảm tỉ trọng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng tỉ trọng.
- Thủy sản: tăng tỉ trọng; trong đó khai thác giảm tỉ trọng, nuôi trồng tăng tỉ trọng.
+ Khu vực II:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm nhằm mục đích: phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
- Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
- Tăng sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh về giá cả; giảm tỉ trọng chất lượng thấp, khó cạnh tranh, không phù hợp thị trường.
+ Khu vực III:
- Tăng tỉ trọng các ngành có liên quan tới xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH True Milk gắn với trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp tại Nghệ An.
b) Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
– Khu vực kinh tế Nhà nước:
+ Giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.
– Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn, có xu hướng tăng.
– Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tỉ trọng thấp, xu hướng tăng nhanh.
– Đánh giá: Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
– Nguyên nhân: phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng.
c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
– Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các khu kinh tế.
+ Trong nông nghiệp: các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các vùng trọng điểm trồng lúa, các trang trại,…
+ Trong công nghiệp: các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…
+ Cả nước đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ): Vùng KTTĐ phía Bắc, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam, vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đẩy mạnh phân công lao động theo lãnh thổ.
– Mục đích: phát huy thế mạnh từng vùng, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
– Nguyên nhân tạo ra sự phân hóa: đẩy mạnh khai thác thế mạnh, hạ tầng hoàn thiện, tăng cường hội nhập với thế giới.