Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hợp lí là cơ sở để khai thác hiệu quả thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hình thức khu công nghiệp tập trung có sự phát triển mạnh mẽ.
1. KHÁI NIỆM
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội.
2. CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Hình thức | Điểm công nghiệp | Khu công nghiệp | Trung tâm công nghiệp | Vùng công nghiệp |
Khái niệm | Là hình thức tổ chức đơn giản nhất; trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu. |
Là khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. |
Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn. | Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. |
Đặc điểm | – Đồng nhất với 1 điểm dân cư.
– Gồm có một hoặc vài xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán. – Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất. – Các xí nghiệp độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh. |
– Do Chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ ủy nhiệm) quyết định thành lập.
– Có ranh giới địa lí xác định. – Không có dân sinh sống. – Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN. – Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có các khu chế xuất, khu công nghệ cao… |
– Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ.
– Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ. – Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. – Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ. – Quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế của Quốc gia. |
– Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
– Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao. – Các ngành phục vụ bổ trợ. |
Phân bố | Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên. | – Phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
– Tập trung nhất ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung. – Các khu vực khác còn hạn chế. |
– Dựa vào vai trò của trung tâm CN: các trung tâm có ý nghĩa Quốc gia/ vùng/ địa phương.
– Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp: các trung tâm rất lớn/ lớn/ trung bình… |
– Phân bố trên một quy mô lãnh thổ rộng lớn.
– Cả nước phân thành 6 vùng công nghiệp. |