Thương mại và du lịch phát triển mạnh mẽ kể từ sau khi nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới. Buôn bán trong nước nhộn nhịp, buôn bán với nước ngoài đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Ngành du lịch có nhiều thế mạnh phát triển và thu hút được lượng du khách trong và ngoài nước tương đối lớn.
1. NGÀNH THƯƠNG MẠI
a) Nội thương
– Phát triển mạnh mẽ nhờ vào công cuộc Đổi mới với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có xu hướng tăng.
– Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hóa đa dạng, tự do lưu thông và chất lượng ngày càng tăng.
– Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Atlat trang 24).
– Phân bố không đều:
+ Tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển và đông dân cư.
+ Các trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Các trung tâm thương mại lớn được đầu tư xây dựng ở các đô thị lớn (Ảnh: Sưu tầm).
b) Ngoại thương
– Sau Đổi mới, thị trường ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
– Xuất khẩu:
+ Kim ngạch tăng lên nhanh (do kinh tế tăng trưởng, hội nhập thế giới).
+ Kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu, nước ta xuất siêu.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng và đang có sự chuyển dịch theo hướng bền vững hơn: giảm hàng thô, khoáng sản; tăng hàng chế biến.
+ Thị trường xuất khẩu đa dạng và mở rộng, xuất khẩu nhiều sang EU, Hoa Kì, Trung Quốc,…
– Nhập khẩu:
+ Kim ngạch tăng lên khá nhanh (do sự phục hồi, phát triển của sản xuất; nhu cầu tiêu dùng; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu).
+ Cơ cấu hàng nhập khẩu đa dạng, chủ yếu gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
+ Thị trường nhập khẩu ngày càng mở rộng, nhập khẩu nhiều từ các nước châu Á – Thái Bình Dương.
2. NGÀNH DU LỊCH
a) Tài nguyên du lịch
– Là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch và đa dạng hóa loại hình du lịch.
– Tài nguyên du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách; bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
– Tài nguyên tự nhiên:
+ Thắng cảnh, di sản thiên nhiên thế giới.
+ Địa hình (bãi biển, hang động, thung lũng, đồi núi, vịnh biển, đảo, quần đảo…).
+ Khí hậu (nhiệt đới với nhiệt độ cao, nắng nhiều; mùa đông lạnh ở miền Bắc, miền núi có khí hậu mát mẻ).
+ Nước (sông, hồ; nước khoáng, nước nóng).
+ Sinh vật (vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy hải sản).
– Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; lễ hội truyền thống; làng nghề; ẩm thực;…
Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) về đêm (Ảnh: Sưu tầm)
b) Tình hình phát triển và phân bố du lịch theo lãnh thổ
Ra đời | – Ra đời từ những năm 60 của thế kỉ XX.
– Chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 (Chính sách Đổi mới của Nhà nước). |
Tình hình phát triển | – Số lượt khách du lịch có xu hướng tăng; số lượt khách quốc tế ít hơn khách nội địa nhưng tăng khá nhanh.
– Doanh thu và chi tiêu của khách du lịch tăng nhanh. – Loại hình du lịch ngày càng đa dạng. |
Sự phân hóa theo lãnh thổ | Hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Nam Bộ. |
Các trung tâm du lịch lớn: có ý nghĩa quốc gia và ý nghĩa vùng (Atlat trang 25). | |
Phát triển du lịch bền vững | Đảm bảo sự tăng trưởng nhanh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. |
Các giải pháp:
+ Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. +Tôn tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường. + Quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực. |