Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, sản xuất nông nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Trước những khó khăn do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, vùng cần đẩy mạnh khai thác hợp lí thế mạnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. KHÁI QUÁT CHUNG
– Diện tích: hơn 40 nghìn km2.
– Dân số hơn 17,4 triệu người (năm 2021), mật độ dân số khá cao (426 ngườ/km2).
– Gồm 13 tỉnh, thành phố.
2. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU
Thành phần | Thế mạnh | Hạn chế |
Đất đai |
– Là tài nguyên quan trọng hàng đầu.
– Gồm có 3 nhóm đất chính: + Đất phù sa ngọt: phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu. + Đất phèn (diện tích lớn nhất): tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau. +Đất mặn: phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. – Diện tích lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. |
– Mùa khô kéo dài, thiếu nước và hạn hán.
– Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước… – Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước… – Tài nguyên khoáng sản hạn chế… Vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.
|
Khí hậu | – Cận xích đạo gió mùa, chế độ nhiệt cao, ổn định, lượng mưa hàng năm lớn, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp và du lịch. | |
Sông ngòi, kênh rạch | – Mạng lưới chằng chịt, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, thuận lợi cho giao thông đường thủy, phát triển ngành thủy sản. | |
Sinh vật | – Diện tích rừng chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm có đa dạng sinh học cao.
– Ý nghĩa của rừng: cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. |
|
Khoáng sản | – Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí… | |
Tài nguyên biển | – Phong phú, với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. |
Rừng ngập mặn rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Sưu tầm)
3. SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
– Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách:
+ Cần có nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô. Ý nghĩa: cải tạo đất, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
+ Duy trì và bảo vệ rừng. Ý nghĩa: bảo vệ nguồn gen, giữ cân bằng sinh thái.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng. Ý nghĩa: tăng hiệu quả kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu.
– Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo. Ý nghĩa: tăng liên kết sản xuất, phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh.
– Chủ động sống chung với lũ. Ý nghĩa: khai thác nguồn lợi do lũ mang lại.