Tây Nguyên có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế, có vị trí địa lí quan trọng đối với an ninh – quốc phòng. Sự phát triển kinh tế – xã hội của Tây Nguyên có ý nghĩa lớn đối với cả nước.
1. KHÁI QUÁT CHUNG
– Diện tích: 54,5 nghìn km2.
– Dân số: 6,0 triệu người (2021). Là vùng thưa dân nhất cả nước, mật độ dân số thấp (111 người/km2).
– Gồm 5 tỉnh.
– Vị trí địa lí đặc biệt: Không giáp biển và có vị trí chiến lượng quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng.
2. PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
– Điều kiện phát triển:
+ Đất badan, giàu dinh dưỡng, chất lượng tốt tạo điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp. Đất badan có diện tích lớn, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, phân hóa hai mùa mưa và khô sâu sắc, có sự phân hóa:
- Thuận lợi phát triển các loại cây lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
- Mùa khô: phơi sấy, bảo quản sản phẩm – khó khăn: làm thủy lợi tốn kém.
- Mùa mưa: cung cấp nước tưới – khó khăn: ngập lụt, xói mòn đất.
- Khí hậu phân hóa đa dạng (theo độ cao): cơ cấu cây trồng đa dạng, trồng được chè trên cao nguyên Lâm Viên (độ cao lớn).
+ Người dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, lao động khá dồi dào; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, thị trường rộng.
– Hiện trạng sản xuất và phân bố:
+ Cà phê:
- Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của Tây Nguyên.
- Gồm cà phê vối và cà phê chè, là cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng, Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất cả nước.
+ Chè: chủ yếu trên các cao nguyên, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.
+ Cao su: diện tích lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ.
– Ý nghĩa phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp: tạo nhiều hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo việc làm.
– Vùng đang đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.
– Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội:
+ Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro thị trường và khai thác tốt hơn thế mạnh.
+ Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhằm tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập,…
Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của Tây Nguyên (Ảnh: Sưu tầm)
3. KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
– Tiềm năng: “kho vàng xanh của Tổ quốc”.
+ Diện tích rừng lớn, độ đa dạng sinh học cao, có nhiều loại gỗ quý và chim, thú quý hiếm.
+ Tỉ lệ che phủ rừng cao.
– Đang bị suy giảm do phá rừng và cháy rừng; gây ra đe dọa đến môi trường sống.
– Biện pháp bảo vệ:
+ Đóng cửa rừng.
+ Khai thác hợp lí, đi đôi với khoanh nuôi, trồng và phát triển rừng.
+ Giao đất giao rừng cho người dân.
+ Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
4. KHAI THÁC THỦY NĂNG KẾT HỢP VỚI THỦY LỢI
– Các công trình thủy lợi lớn đã và đang được xây dựng, hình thành các bậc thang thủy điện trên sông lớn.
– Nguyên nhân: sông có độ dốc lớn, chảy qua các cao nguyên xếp tầng.
– Ý nghĩa: Góp phần khai thác tổng hợp tài nguyên nước
+ Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
+ Đảm bảo nước tưới tiêu vào mùa khô.
+ Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.