Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là vấn đề cấp thiết, đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững ở nước ta.
1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
– Vấn đề quan trọng nhất: mất cân bằng sinh thái môi trường, ô nhiễm môi trường.
– Mất cân bằng sinh thái môi trường: gia tăng thiên tai; thời tiết, khí hậu thất thường,…
– Ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất,…
– Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm vấn đề sử dụng tài nguyên hợp lí lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
2. MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
a) Bão
– Hoạt động của bão ở Việt Nam:
+ Nguồn gốc: hình thành trên Biển Đông hoặc Tây Thái Bình Dương.
+ Thời gian: tháng VI – XI (sớm tháng V và muộn tháng XII), tập trung tháng IX, X, VIII (chiếm khoảng 70% số lượng bão).
+ Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam do sự hoạt động chậm dần của dải hội tụ.
+ Tần suất bão lớn nhất vào tháng IX.
+ Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của bão, Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.
+ Bão thường gây ra: mưa lớn, gió giật mạnh, nước biển dâng, ngập mặn; mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt,…
– Biện pháp:
+ Dự báo tương đối chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển bão nhờ vào hệ thống vệ tinh khí tượng.
+ Củng cố hệ thống đê biển, trồng rừng phòng hộ.
+ Sơ tán dân ở vùng có bão (nếu bão mạnh).
+ Chống bão phải kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống xói mòi ở miền núi.
Bão nhiệt đới đổ bộ vào nước ta, nhìn từ vệ tinh (Ảnh: Sưu tầm)
b) Ngập lụt
– Đồng bằng sông Hồng: diện mưa bão rộng, lũ tập trung, mặt đất thấp, đê bao quanh, mật độ dân cư và xây dựng cao.
– Đồng bằng sông Cửu Long: do mưa lớn, triều cường.
– Đồng bằng ven biển miền Trung: do mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về.
c) Lũ quét
– Xảy ra ở lưu vực sông suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật; mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn.
– Biện pháp:
+ Quy hoạch các điểm dân cư.
+ Quản lí sử dụng đất đai.
+ Thực hiện biện pháp thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp.
d) Hạn hán
– Hiện trạng: thường diễn ra ở các vùng có lượng mưa ít hoặc những vùng có mùa khô sâu sắc. Nghiêm trọng nhất ở cực Nam Trung Bộ.
– Biện pháp: xây dựng những công trình thủy lợi.
e) Các thiên tai khác
– Động đất: bất thường, khó phòng tránh; nguy cơ xảy ra lớn nhất ở Tây Bắc, yếu nhất ở Nam Bộ.
– Lốc, mưa đá, sương muối: mang tính cục bộ địa phương.
Sương muối thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc, khi có các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh tràn xuống.
3. CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Giảm tải)