Việt Nam – đất nước chúng ta là xứ sở của cảnh quan đồi núi, bên cạnh đó còn có nhiều đồng bằng cùng các dạng địa hình ven biển độc đáo.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
– Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.
– Xét về độ cao: Núi cao (>2000m): 1%; Núi trung bình (1000 – 2000m): 14%; Địa hình thấp (<1000m): 85% (gồm đồi núi thấp và đồng bằng).
b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
– Cấu trúc cổ hình thành từ trước, được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại: ví dụ khu vực Tây Bắc được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.
– Phân bậc rõ rệt theo độ cao: ví dụ, có các cao nguyên xếp tầng ở độ cao 500 – 800 – 1000m ở Tây Nguyên.
– Hướng nghiêng chung: tây bắc – đông nam (thấp dần từ nội địa ra biển).
– Địa hình có hai hướng chính (thể hiện qua hướng núi, hướng cao nguyên, thung lũng sông,…):
+ Hướng tây bắc – đông nam: thể hiện rõ ở vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung: thể hiện rõ ở vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
– Địa hình có sự phân hóa đa dạng: đồi núi, đồng bằng, ven biển và thềm lục địa.
c) Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
– Hoạt động xâm thực mạnh diễn ra ở miền núi: sạt lở đất ở miền núi, địa hình cacxto phổ biến,…
– Bồi tụ diễn ra nhanh ở hạ lưu sông: mở mang đồng bằng, hình thành các dạng địa hình bồi tụ,…
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Các hoạt động của con người như: làm ruộng bậc thang, hồ chứa nước, xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị,… tác động mạnh mẽ tới địa hình.
Hình. Bản đồ địa hình Việt Nam
II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a) Khu vực đồi núi
Khu vực | Giới hạn | Hướng núi | Hướng nghiêng | Cấu trúc địa hình |
Vùng núi | ||||
Đông Bắc
|
Từ dãy Con Voi đến ven biển Quảng Ninh | Vòng cung | Tây bắc – đông nam | – Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, địa hình các-xtơ phổ biến.
– Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên thượng nguồn sông Chảy. – Khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở dọc biên giới Việt – Trung. – Trung tâm là đồi núi trung bình 500 – 600m. |
Tây Bắc | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả | Tây bắc – đông nam | Tây bắc – đông nam | – Địa hình cao nhất cả nước.
– Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn. – Phía tây là các dãy núi cao trung bình. – Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
Trường Sơn Bắc | Từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã | Tây bắc – đông nam | Tây bắc – đông nam | – Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
– Được nâng cao ở 2 đầu và thấp ở giữa. – Có các nhánh núi đâm ngang ra biển. |
Trường Sơn Nam | Từ nam Bạch Mã đến khối núi Nam Trung Bộ | Vòng cung | TB – ĐN | – Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kom Tum và Cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ.
– Địa hình bất đối xứng rõ rệt giữa phía đông và phía tây của vùng: + Phía đông: núi cao trên 2000m, tạo thành sườn dốc đứng bên dải đồng bằng. + Phía Tây: các cao nguyên ba dan, giữa là bán bình nguyên xen đồi. – Có các nhánh núi đâm ngang ra biển. |
Địa hình chuyển tiếp (giữa miền núi và đồng bằng) | ||||
Bán bình nguyên | – Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
– Là bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt badan ở độ cao khoảng 200m. |
|||
Đồi trung du | – Đồi trung du: rìa phía bắc, tây đồng bằng sông Hồng.
– Phần nhiều là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi dòng chảy. |
b) Khu vực đồng bằng
Khu vực | Diện tích | Đặc điểm | |
Đồng bằng
châu thổ |
Rộng lớn | Đặc điểm chung: Được bồi tụ bởi phù sa sông trên vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng; địa hình bằng phẳng, có khả năng mở rộng,… | |
Đồng bằng
sông Hồng |
Khoảng 15 nghìn km2 | – Được bồi tụ phù sa từ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.
– Cao rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. – Bề mặt đồng bằng bị chia cắt mạnh do hệ thống đê điều và sông ngòi dày đặc. – Đất phù sa trong đê bạc màu, đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm. |
|
Đồng bằng
sông Cửu Long |
Khoảng 40 nghìn km2 | – Được bồi tụ phù sa từ sông Tiền và sông Hậu.
– Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, nhiều vùng trũng rộng lớn chưa được bồi tụ xong. – Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. – 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, phèn. – Chịu tác động mạnh của lũ và thủy triều. |
|
Đồng bằng ven biển miền Trung | Khoảng 15 nghìn km2 | – Hình thành chủ yếu do tác động của biển.
– Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ (do các nhánh núi lan ra sát biển). – Đất nghèo phù sa, nhiều cát. – Khả năng mở rộng hạn chế. – Có sự phân chia thành 3 dải: + Giáp biển: cồn cát, đầm phá. + Ở giữa: vùng thấp trũng. + Trong cùng: đồng bằng. |
3. Thế mạnh, hạn chế đối với phát triển kinh tế – xã hội (Giảm tải)
a) Miền núi
– Thuận lợi: đất đai rộng lớn tạo điều kiện phát triển nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc lớn; có tiềm năng thủy điện trên các sông chảy qua miền núi; giàu có khoáng sản; phát triển du lịch;…
– Khó khăn: địa hình bị chia cắt, nhiều thiên tai, khoáng sản phân bố phân tán,… gây khó khăn trong phát triển hạ tầng, phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
b) Đồng bằng
– Thuận lợi: địa hình bằng phẳng, đất đai tập trung; khí hậu và vị trí thuận lợi tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế và tập trung dân cư.
– Khó khăn: một số loại thiên tai,…