Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Sự suy giảm tài nguyên ở nước ta hiện nay đặt ra vấn đề khai thác hợp lí gắn với bảo vệ các nguồn tài nguyên này.
1. SỰ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
a) Tài nguyên rừng
– Hiện trạng: Diện tích rừng tăng, nhưng tài nguyên rừng vẫn suy thoái vì chất lượng rừng chưa phục hồi (70% là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).
– Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
b) Đa dạng sinh học
– Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao (về thành phần loài, kiểu gen, hệ sinh thái) nhưng đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
– Nguyên nhân chính: khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.
– Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành sách đỏ Việt Nam.
+ Quy định về việc khai thác.
Vườn quốc gia Tràm Chim (Ảnh: Sưu tầm)
2. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
a) Hiện trạng sử dụng
– Đất nông nghiệp: diện tích không nhiều, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ngày càng có xu hướng giảm đi.
– Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức cẩn trọng.
– Nhiều nơi đất bị đe dọa hoang mạc hóa. Đây là một diện tích khả lớn và khả năng cải tạo diện tích đất hoang này còn rất khó khăn.
b) Các biện pháp bảo vệ
– Vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nhằm hạn chế xói mòn như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng…
+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng, đất rừng, cần tổ chức định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.
– Vùng đồng bằng:
+ Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Canh tác hợp lí, chống bạc màu, nhiễm phèn, nhiễm mặn.
+ Bón phân cải tạo đất.
Ruộng bậc thang ở vùng núi nước ta (Ảnh: Sưu tầm)
3. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ CÁC TÀI NGUYÊN KHÁC
– Tài nguyên nước: sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cân bằng, giảm ô nhiễm.
– Tài nguyên khoáng sản: khai thác hợp lí, tránh lãng phí, làm ô nhiễm môi trường.
– Tài nguyên du lịch: bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên; bảo vệ cảnh quan khỏi ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
– Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên: khí hậu, biển.