Skip to content
ĐỊA LÍ THẦY TÙNGĐỊA LÍ THẦY TÙNG
    • ĐỀ THI
      • HỌC KÌ I
      • HỌC KÌ II
      • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
      • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
        • BỘ GD&ĐT
        • ĐỀ THI THỬ
      • ĐỀ THI HSG
    • LÍ THUYẾT
      • LỚP 12
    • KHÓA HỌC
    • SÁCH
    • TÀI LIỆU
      • ĐỊA LÍ QUANH TA
      • TÀI LIỆU NÂNG CAO
      • VIDEO
    • HỌC SINH TIÊU BIỂU
    • TIN TỨC
Home » BÀI 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

BÀI 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

11 Tháng 1, 2024 - admin - 2427 lượt xem

Thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa do vị trí địa lí quy định, được thể hiện thông qua các thành phần tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật ở nước ta.

I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

a) Tính chất nhiệt đới

– Nguyên nhân: vị trí địa lí – nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

– Biểu hiện:

+ Tổng lượng bức xạ lớn.

+ Cân bằng bức xạ dương quanh năm.

+ Nhiệt độ trung trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao).

+ Tổng số giờ nắng cao, đạt 1400 – 3000 giờ/năm.

b) Lượng mưa, độ ẩm lớn

– Nguyên nhân: vị trí giáp Biển Đông, hình thể cùng hoạt động của các loại gió đem lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

– Biểu hiện:

+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 – 2000 mm/năm. Nhiều nơi núi cao và đón gió, lượng mưa có thể lên tới trên 3000 mm (Huế, Bắc Quang,…).

+ Độ ẩm tương đối của không khí cao trên 80%.

+ Cân bằng ẩm luôn dương (cân bằng ẩm được tính bằng chênh lệch lượng mưa so với lượng bốc hơi).

– Phân hóa theo thời gian (mùa mưa, mùa khô) và không gian (nơi mưa nhiều: sườn đón gió, khối núi cao; nơi mưa ít: khuất gió).

c) Gió mùa

            Trong năm, nước ta có hai loại gió chính: gió Tín phong và gió mùa.

– Gió Tín phong bán cầu Bắc (thổi quanh năm):

+ Do vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

+ Hoạt động xen kẽ với gió mùa, mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió hoặc tại nơi gió mùa suy yếu.

+ Tính chất chung là khô, nóng.

– Gió mùa (thổi theo mùa):

Tiêu chí Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
Thời gian

hoạt động

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 5 đến tháng 10.
Nguồn gốc Áp cao Xi – bia ở phương Bắc. – Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương trên vịnh Ben-gan (áp cao Bắc Ấn Độ Dương).

– Giữa và cuối mùa hạ: từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam thổi vượt Xích đạo tới.

Hướng gió Chủ yếu là đông bắc. Chủ yếu là tây nam, riêng Bắc Bộ có hướng đông nam.
Phạm vi

ảnh hưởng

Chủ yếu ở phần lãnh thổ phía Bắc (từ 160B trở ra). Cả nước.
Tính chất và tác động đến khí hậu – Gây ra một mùa đông lạnh, mưa ít ở miền Bắc:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô.

+ Nửa cuối mùa đông: lạnh, ẩm.

– Cùng với Tín phong bán cầu Bắc gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ.

– Gió bị suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn ở dãy Bạch Mã. Phía Nam chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc, tạo ra một mùa khô sâu sắc (mưa ít, nhiệt cao).

– Đầu mùa hạ:

+ Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Phơn khô nóng ở ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc.

– Giữa và cuối mùa hạ:

+ Gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Kết hợp với dải hội tụ gây mưa cho 2 miền Bắc, Nam và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

– Tạo ra sự phân hóa theo thời gian của khí hậu.

– Góp phần tăng cường sự phân hóa theo không gian của khí hậu.

II. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA TRONG CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC

a) Địa hình

– Xâm thực mạnh ở đồi núi:

+ Địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi.

+ Hiện tượng đất trượt, đá lở.

+ Hình thành địa hình cacxto (núi đá vôi).

+ Chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng (thềm phù sa cổ).

– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

+ Đồng bằng được bồi tụ và mở rộng về phía biển.

+ Hình thành các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, bãi bồi ven sông,…

b) Sông ngòi

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp: cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km.

– Tổng lượng nước lớn, giàu phù sa.

– Chế độ nước theo mùa: mùa lũ ứng với mùa mưa, mùa cạn ứng với mùa khô.

c) Đất

– Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chính, diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trên đá mẹ axit.

– Đất feralit là loại đất chính ở nước ta.

+ Lớp đất dày: do quá trình phong hóa diễn ra mạnh.

+ Đất chua: do mưa nhiều, tập trung làm rửa trôi các ba-dơ dễ tan.

+ Đất màu đỏ vàng: do sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm ở gần mặt đất.

+ Đất dễ bị xói mòn: do địa hình dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mất lớp phủ thực vật.

– Đất phù sa ở các đồng bằng châu thổ, là kết quả của quá trình xâm thực ở miền núi.

Sông Hồng đoạn chảy qua nội đô Hà Nội. Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn, bồi tụ nên các bãi bồi như trên hình.

d) Sinh vật

– Hệ sinh thái nguyên sinh: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, hiện còn ít.

– Hệ sinh thái thứ sinh: rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể, hiện phổ biến.

– Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

– Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cận nhiệt và ôn đới.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG (Giảm tải)

– Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, du lịch, nhìn chung thuận lợi cho đời sống con người.

– Khó khăn: thiên tai, khí hậu thất thường, sâu bệnh hại phát triển, sự phân mùa của khí hậu,… có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất và đời sống người dân.

Bài viết cùng chủ đề

  • BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
  • BÀI 11, 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
  • BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
  • BÀI 6, 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
  • BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
  • BÀI 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục
  • BỘ GD&ĐT
  • ĐỀ THI
  • ĐỀ THI HSG
  • ĐỀ THI THỬ
  • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
  • ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
  • ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ
  • ĐỊA LÍ QUANH TA
  • ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
  • HỌC KÌ I
  • HỌC SINH TIÊU BIỂU
  • LÍ THUYẾT
  • LỚP 12
  • TÀI LIỆU NÂNG CAO
  • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
  • TIN TỨC
  • VIDEO
Bài viết nổi bật
  • [NAM ĐỊNH] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ LẦN 2
  • [ĐỀ 06] ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2024 – 2025 MÔN ĐỊA LÍ
  • Việt Nam với nguồn tài nguyên năng lượng băng cháy
  • [THANH HÓA] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ LẦN 3
  • [LÂM ĐỒNG] ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 MÔN ĐỊA LÍ

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MỖI NGÀY

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận tài liệu Địa lí thường xuyên


    Team thầy Tùng, chiến đến cùng! 

    Thông tin liên hệ

    • Điện thoại: 034 987 5146
    • Địa chỉ: Số 8 hẻm 173/68/73 Hoàng Hoa Thám, P. Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
    • Email: dialithaytung2013@gmail.com
    Thiết kế website bởi Duy Anh Web
    • ĐỀ THI
      • HỌC KÌ I
      • HỌC KÌ II
      • THẦY TÙNG BIÊN SOẠN
      • ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
        • BỘ GD&ĐT
        • ĐỀ THI THỬ
      • ĐỀ THI HSG
    • LÍ THUYẾT
      • LỚP 12
    • KHÓA HỌC
    • SÁCH
    • TÀI LIỆU
      • ĐỊA LÍ QUANH TA
      • TÀI LIỆU NÂNG CAO
      • VIDEO
    • HỌC SINH TIÊU BIỂU
    • TIN TỨC
    Zalo
    Phone
    0349875146

    Login

    Lost your password?

    Register

    A link to set a new password will be sent to your email address.

    Thông tin cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để tăng cường trải nghiệm sử dụng website, để quản lý truy cập vào tài khoản của bạn, và cho các mục đích cụ thể khác được mô tả trong privacy policy của chúng tôi.