SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH |
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022 |
ĐỀ THI CHÍNH THỨC | Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (5,0 điểm)
a) Phân tích tác động của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ tới khí hậu nước ta.
b) Phân biệt vấn đề bảo vệ và sử dụng tài nguyên đất giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng nước ta. Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn?
Câu 2 (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Phân tích tác động của gió mùa mùa hạ đến chế độ nhiệt và chế độ mưa nước ta. Giải thích tại sao cường độ phơn ở Bắc Trung Bộ mạnh hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Phân tích tác động của địa hình đến sự phân bố sinh vật ở nước ta.
Câu 3 (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
b) Phân tích sự khác nhau về đặc điểm lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Tại sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta diễn biến thất thường?
Câu 4 (5,0 điểm)
a) Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: 0C)
Tháng Địa điểm |
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | TB năm |
Hà Nội | 16,4 | 17,0 | 20,2 | 23,7 | 27,3 | 28,8 | 28,9 | 28,2 | 27,2 | 24,6 | 21,4 | 18,2 | 23,5 |
Huế | 19,7 | 20,9 | 23,2 | 26,0 | 28,0 | 29,2 | 29,4 | 28,8 | 27,0 | 25,1 | 23,2 | 20,8 | 25,1 |
TP. Hồ
Chí Minh |
25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 | 27,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 – Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008)
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của các địa điểm trên.
b) Trình bày và giải thích sự khác nhau về phân mùa giữa miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam. Tại sao mùa mưa ở miền Trung lại diễn ra vào thu đông?
———–HẾT———–
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng các tài liệu khác.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
GỢI Ý TRẢ LỜI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
|
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) |
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng “mở”, chỉ nêu những ý chính. Trong quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.
II. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
1
(5,0 điểm) |
a | Phân tích tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ tới khí hậu nước ta. | 2,00 |
– Đặc điểm vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta:
+ Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, giáp Biển Đông, nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á (trình bày). + Hình dạng lãnh thổ: Kéo dài 150 vĩ tuyến, hẹp ngang theo chiều đông – tây (trình bày). – Tác động đến khí hậu: + Khí hậu nhiệt đới (diễn giải). + Khí hậu gió mùa (diễn giải). + Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (diễn giải). + Khí hậu có sự phân hóa (diễn giải). |
0,25 0,25
0,50 0,50 0,25 0,25 |
||
b | Phân biệt vấn đề bảo vệ và sử dụng tài nguyên đất giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng nước ta. Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn? | 3,00 | |
Phân biệt vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
* Hiện trạng: – Miền núi: Diện tích đất hoang hóa lớn (khoảng 5 triệu ha), đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,… – Đồng bằng: Diện tích đất bị thoái hóa ít hơn (khoảng 350 nghìn ha), đất bị bạc màu, ô nhiễm, phèn hóa, mặn hóa,… * Nguyên nhân: – Miền núi: do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực,… – Đồng bằng: do quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn…. * Biện pháp bảo vệ: – Đối với vùng đồi núi: áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nhưng làm ruộng bậc thang, đào hồ vảy cá, trồng cây theo băng,… – Đối với đồng bằng: có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp,… Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn vì: – Vị trí ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa mưa, mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng; ảnh hưởng của thủy triều theo các dòng sông vào sâu trong đất liền,… |
0,25 0,25
0,25 0,25
0,50
0,50
1,0 |
||
2
(5,0 điểm) |
a | Phân tích tác động của gió mùa mùa hạ đến chế độ nhiệt và chế độ mưa nước ta. Giải thích tại sao cường độ phơn ở Bắc Trung Bộ mạnh hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ. | 3,00 |
Phân tích tác động của gió mùa mùa hạ đến chế độ nhiệt và chế độ mưa:
* Đầu mùa hạ: – Gió Tây Nam có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương… – Chế độ nhiệt: Nhìn chung nhiệt cao trên cả nước, riêng Tây Bắc, Đông Trường Sơn có nhiệt cao nhất do hiệu ứng phơn (dẫn chứng). – Chế độ mưa: Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, do hiệu ứng phơn nên duyên hải miền Trung và Tây Bắc không mưa, khô nóng. Kết hợp với Tín phong bán cầu Bắc gây mưa tiểu mãn cho miền Trung (dẫn chứng). * Giữa và cuối mùa hạ: – Gió mùa Tây Nam từ bán cầu Nam hoạt động mạnh lên. – Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao đều khắp cả nước (dẫn chứng). – Chế độ mưa: + Gây mưa lớn và kéo dài cho sườn đón gió ở Tây Nguyên và Nam Bộ, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho hai miền Bắc, Nam vào mùa hạ và cho Trung Bộ vào tháng 9 (dẫn chứng). + Tín phong bán cầu Bắc kết hợp với gió mùa Tây Nam tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chạy theo chiều vĩ tuyến, lùi dần từ Bắc vào Nam làm lùi dần tháng mưa cực đại từ Bắc vào Nam… (dẫn chứng). Cường độ phơn ở Bắc Trung Bộ mạnh hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ: – Bắc Trung Bộ có địa hình dãy Trường Sơn Bắc gồm những mạch núi cao song song và so le nhau tạo nên bức tường vuông góc với khối khí TBg từ Ấn Độ Dương tới buộc gió này phải vượt qua để sang sườn bên kia nên tính chất bị biến đổi mạnh trở nên khô nóng. – Duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình dãy Trường Sơn Nam được cấu tạo bởi các khối núi, giữa chúng có các vùng địa hình thấp tạo cơ hội để TBg dễ dàng vượt qua mà ít bị biển đổi về tính chất so với Trường Sơn Bắc. |
0,25 0,25
0,50
0,25 0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
|
||
b | Phân tích tác động của địa hình đến sự phân bố sinh vật ở nước ta. | 2,00 | |
– Địa hình đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phân bố sinh vật thông qua các trắc lượng hình thái của địa hình: độ cao, độ dốc, hướng sườn,… và các dạng địa hình đặc biệt.
– Độ cao địa hình ảnh hưởng đến việc hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: ở nước ta sinh vật phân bố thành 3 đai cao: + Đai nhiệt đới gió mùa (trình bày). + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (trình bày). + Đai ôn đới gió mùa trên núi (trình bày). – Hướng sườn và độ dốc: ảnh hưởng đến lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng ở các sườn Ò ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố, độ cao bắt đầu và kết thúc các vành đai sinh vật (dẫn chứng). – Trên các dạng địa hình đặc biệt có các loại sinh vật đặc trưng: rừng thường xanh trên đá vôi; khu vực trũng, thấp, ngập nước có rừng ngập mặn… |
0,25
0,25 0,25 0,25 0,50
0,50 |
||
3
(5,0 điểm) |
a | Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? | 3,00 |
Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
* Khái quát: Phía bắc giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây giáp Lào và Campuchia…. * Tính đa dạng của địa hình được thể hiện qua các dạng: – Địa hình miền núi: + Địa hình núi: núi cao (độ cao tuyệt đối trên 2000m), núi trung bình (độ cao từ 1000 – 2000m), núi thấp (độ cao từ 500 – 1000m) (dẫn chứng). + Cao nguyên: các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau, đồi và bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ là khu vực địa hình chuyển tiếp từ núi xuống đồng bằng, bề mặt lượn sóng có độ cao dưới 200m (dẫn chứng). – Địa hình đồng bằng: + Đồng bằng ven biển: bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan ra sát biển… + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ rộng lớn, bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đồng bằng có nhiều vùng trũng, xuất hiện nhiều núi sót… – Địa hình bờ biển đa dạng, khúc khuỷu, nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh, thềm lục địa mở rộng vào phía nam (dẫn chứng). Hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: – Hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi đã làm cho gió Tây Nam bị biến tính khi vượt qua đỉnh núi tràn xuống đồng bằng phía đông, tạo nên gió phơn Tây Nam, gây thời tiết khô, nóng cho miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tháng V – VII. – Vào thời gian thu đông, hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi kết hợp với các loại gió hướng đông bắc gây mưa lớn ở sườn đón gió. |
0,25
1,00
0,50
0,25
0,50
0,50 |
||
b | Phân tích sự khác nhau về đặc điểm lũ sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Tại sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta diễn biến thất thường? | 2,00 | |
Sự khác nhau đặc điểm lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ:
– Sông ngòi Bắc Bộ: + Mùa lũ từ tháng VI – X (5 tháng), trung với thời gian mùa mưa (tháng V – X). Đỉnh lũ là tháng VIII, trùng với đỉnh mưa (dẫn chứng). + Lũ tập trung nhanh và kéo dài, do các sông ở đây có dạng nan quạt; một số sông ở Đông Bắc thường có độ dốc nhỏ… (dẫn chứng). – Sông ngòi Trung Bộ: + Mùa lũ từ tháng IX – XII (4 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng VIII – I). Đỉnh lũ là tháng XI, trùng với đỉnh mưa (dẫn chứng). + Lũ lên nhanh, đột ngột, do sông ngắn và dốc, lưu vực nhỏ và độc lập (dẫn chứng). – Sông ngòi Nam Bộ: + Mùa lũ từ tháng VII – XI (5 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng V – XI). Đỉnh lũ là tháng IX, trùng với đỉnh mưa (dẫn chứng). + Lũ điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ, do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Ngoài ra, sông Tiền, sông Hậu có hình lông chim và được điều hòa nước bởi Biển Hồ ở Campuchia thông qua sông Tônlêxap,… Chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta diễn biến thất thường: – Biểu hiện của tính thất thường: Thời gian mùa lũ/cạn đến sớm hoặc muộn hơn, lượng nước mùa lũ/mùa cạn lớn hơn hoặc nhỏ hơn trung bình nhiều năm… – Giải thích: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông thất thường… |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
||
4
(5,0 điểm) |
a | Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của các địa điểm trên. | 2,50 |
* Nhiệt độ trung bình năm:
– Tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). – Nguyên nhân: Do càng vào Nnam càng gần xích đạo, góc nhập xạ lớn, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. * Nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất: – Nhiệt độ tháng cao nhất: Huế tháng VII (39,40C), do chịu ảnh hưởng của gió phơn, Hà Nội tháng VII (28,90C) do Mặt Trời lên thiên đỉnh vào tháng VI, TP. Hồ Chí Minh tháng 4 (28,90C) do Mặt Trời lên thiên đỉnh và là thời gian mùa khô… – Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba địa điểm vào tháng I do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. * Biên độ nhiệt năm: – Giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). – Do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, càng vào Nam gió mùa càng suy yếu, thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau… * Biến trình nhiệt: – Hà Nội và Huế có 1 cực đại, TP. Hồ Chí Minh có 2 cực đại. – Nguyên nhân: Do khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh… * Phân mùa: – Hà Nội chia làm hai mùa, mùa đông lạnh, có 2 tháng nhiệt độ dưới 180C; Huế không có mùa đông lạnh; TP. Hồ Chí Minh quanh năm nhiệt độ cao (dẫn chứng). – Nguyên nhân: Do tác động của gió mùa Đông Bắc… |
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
|
||
b | Trình bày và giải thích sự khác nhau về phân mùa giữa miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam. Tại sao mùa mưa ở miền Trung lại diễn ra vào thu đông? | 2,50 | |
Sự khác nhau về phân mùa:
– Miền Bắc: + Có một mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11 – 4) và màu hạ nóng ẩm, mưa nhiều (tháng 5 – 10). + Nguyên nhân: Mùa đông chịu ảnh hưởng của mùa gió Đông Bắc, tính chất lạnh, khô vào đầu mùa, lạnh, ẩm vào cuối mùa; đầu mùa hạ có mưa dông nhiệt do dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây ra, giữa và cuối mùa hạ có mưa lớn do gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ tuyến gây ra. – Miền Nam: + Có hai mùa: mùa khô (tháng 11 – 4) và mùa mưa (tháng 5 – 10) rõ rệt. + Nguyên nhân: Trong mùa khô, sự thống trị của khối khí Tín phong bán cầu Bắc gây ra thời tiết khô nóng dẫn đến mùa khô sâu sắc; trong mùa mưa, vào đầu mùa gió Tây Nam TBg xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Giữa và cuối mùa, gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Mùa mưa ở miền Trung lại diễn ra vào thu đông vì: Vào đầu mùa hạ, gió phơn Tây Nam hoạt động gây khô nóng; mùa đông có gió đông bắc gặp dãy Trường Sơn nên gây mưa. |
0,50
0,50
0,50 0,50
0,50
|
||
Tổng điểm toàn bài: |
20,00 |