SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI |
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 |
ĐỀ THI CHÍNH THỨC |
Môn thi: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 03 tháng 10 năm 2019 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) |
Câu I (4,5 điểm)
1. Nhận xét và giải thích về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến căn cứ vào bảng số liệu sau:
Vĩ tuyến | Số giờ chiếu sáng trong ngày (h) | |||
21/3 | 22/6 | 23/9 | 22/12 | |
66033’B (vòng cực Bắc) | 12 | 24 | 12 | 0 |
23027’B (chí tuyến Bắc) | 12 | 13h30’ | 12 | 10h30’ |
00 (Xích đạo) | 12 | 12 | 12 | 12 |
23027’N (chí tuyến Nam) | 12 | 10h30’ | 12 | 13h30’ |
66033’N (vòng cực Nam) | 12 | 0 | 12 | 24 |
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với dòng chảy sông ngòi và các thành phần tự nhiên khác trong lớp vỏ địa lí?
Câu II (3,5 điểm)
1. Phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.
2. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư thế giới. Cho biết trong các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, nhân tố nào đóng vai trò quyết định?
Câu III (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta, giai đoạn 1979 – 2017 (Đơn vị: ‰)
Năm | 1979 | 1989 | 1999 | 2009 | 2010 | 2017 |
Tỉ suất sinh thô | 33,2 | 30,1 | 19,9 | 17,6 | 17,1 | 14,9 |
Tỉ suất tử thô | 7,2 | 7,3 | 5,6 | 6,8 | 6,8 | 6,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta giai đoạn 1979 – 2017.
2. Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979 – 2017.
Câu IV (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta.
2. So sánh điểm giống, khác nhau về địa hình giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
Câu V (3,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:
1. Kể tên các vùng, miền khí hậu của nước ta. Cho biết những dãy núi nào ở nước ta được xác định là ranh giới của các vùng, miền khí hậu?
2. Trình bày quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ.
———–Hết———–
– Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay không có chức năng thu, phát và lưu trữ dữ liệu.
– Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
GỢI Ý TRẢ LỜI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
|
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: ĐỊA LÍ |
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN
CÂU | Ý | NỘI DUNG CHÍNH | ĐIỂM |
1
(4,5 điểm) |
1 | Nhận xét và giải thích về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến. | 2,5 |
Nhận xét | 1,5 | ||
– Số giờ chiếu sáng trong ngày khác nhau ở các vĩ tuyến và luôn thay đổi theo thời gian trong năm.
– Vào ngày 21/3 và 23/9, số giờ chiếu sáng ở các vĩ tuyến đều bằng nhau (bằng 12 giờ). – Ngày 22/6, số giờ chiếu sáng lớn nhất (24h) tại VCB và giảm dần về VCN (0h); BBC lớn hơn NBC ở các địa điểm cùng vĩ độ (d/c). – Ngày 22/12 ngược lại, số giờ chiếu sáng nhỏ nhất (0h) tại VCB và tăng dần về VCN (24h); NBC lớn hơn BBC ở các địa điểm cùng vĩ độ (d/c). – Tại Xích đạo, số giờ chiếu sáng ở tất cả các ngày trong năm đều bằng nhau. – Càng xa Xích đạo về cực, chênh lệch số giờ chiếu sáng ở các vĩ tuyến trong ngày 22/6 và 22/12 càng lớn (d/c). |
0,25
0,25 0,25 0,25
0,25 0,25 |
||
Giải thích | 1,0 | ||
– Do TĐ chuyển động quanh MT, trục luôn nghiêng và không đổi phương so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’, các nửa cầu lần lượt ngả về phía MT rồi lại chếch xa MT nên vị trí vòng phân chia sáng tối thay đổi => số giờ chiếu sáng có sự khác nhau giữa các vĩ tuyến và các ngày trong năm.
– Tại Xích đạo: số giờ chiếu sáng luôn bằng 12 giờ vì vòng phân chia sáng tối luôn giao với trục Trái Đất tại tâm nên luôn chia Xích đạo thành hai phần bằng nhau. – Vào 21/3 và 23/9: MT lên thiên đỉnh tại XĐ, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng chứa trục TĐ nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng bằng nhau và bằng 12 giờ. – Vào 22/6: MT lên thiên đỉnh tại CTB, BBC ngả nhiều nhất về phía MT, NBC chếch xa MT nhất, vòng phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. Vì vậy, số giờ chiếu sáng BBC lớn hơn NBC. Vào 22/12: ngược lại. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
||
2 | Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với dòng chảy sông ngòi và các thành phần tự nhiên khác trong lớp vỏ địa lí? | 2,0 | |
Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông | 1,5 | ||
– Chế độ mưa: Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông nên chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa.
– Băng tuyết cung cấp nước cho sông ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao. Thời gian mùa lũ trùng với thời gian băng tuyết tan. – Nước ngầm điều hòa chế độ nước sông ở những vùng đất đá dễ thấm nước. – Địa thế ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi: miền núi địa hình dốc nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng. – Thực vật, hồ đầm điều hòa chế độ nước sông (diễn giải). |
0,5
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn | 0,5 | ||
– Làm tăng lưu lượng nước sông mùa lũ, tăng tốc độ dòng chảy và mức độ xói lở.
– Đất đai xói mòn, biến đổi khí hậu gia tăng, sinh vật suy giảm… |
0,25
0,25 |
||
II
(3,5 điểm) |
1 | Phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. | 1,5 |
– Cơ cấu ngành kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
– Cơ cấu thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. – Cơ cấu lãnh thổ: toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. |
0,5
0,5 0,5 |
||
2 | Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. Cho biết trong các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, nhân tố nào đóng vai trò quyết định? | 2,0 | |
Đặc điểm | 1,0 | ||
– Có sự biến động theo thời gian: biểu hiện qua sự thay đổi tỉ trọng dân cư của các châu lục qua các thời kì (d/c).
– Không đồng đều trong không gian: biểu hiện qua sự chênh lệch về mật độ dân số giữa các khu vực (d/c). |
0,5
0,5 |
||
Các nhân tố ảnh hưởng | 1,0 | ||
– Nhóm nhân tố tự nhiên: địa hình – đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,…
– Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư. – Nhân tố có vai trò quyết định: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. |
0,25
0,25
0,5 |
||
III
3,5 điểm) |
1 | Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta giai đoạn 1979 – 2017. | 2,0 |
Yêu cầu:
– Vẽ đúng dạng biểu đồ đường biểu diễn (dạng khác không cho điểm). – Chính xác, đúng khoảng cách năm, đủ chú giải và tên biểu đồ (thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm). |
2,0
|
||
2 | Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979 – 2017. | 1,5 | |
– Tỉ suất sinh giảm nhanh, liên tục (d/c).
– Tỉ suất tử giảm chậm, gần đây tăng nhẹ và ổn định ở mức 6,8 ‰. – Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm (d/c). |
0,5
0,5 0,5 |
||
IV
(5,0 điểm) |
1 | Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta. | 2,5 |
– Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Do nằm trong vùng nội chí tuyến, 1 năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên hàng năm lãnh thổ nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhệt độ trung bình năm cao trên 200C. + Do nước ta giáp biển Đông, đường bờ biển dài 3260 km, hình dạng lãnh thổ hẹp ngang nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, khí hậu mang tính hải dương, lượng mưa lớn. + Vị trí nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt (diễn giải). – Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ cùng với hoạt động của gió mùa làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam (diễn giải). – Vị trí nằm trong vùng giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa, nằm trong vùng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới,… nên khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai. |
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5 0,5 |
||
2 | So sánh điểm giống, khác nhau về địa hình giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. | 2,5 | |
Giống nhau | 1,0 | ||
– Do phù sa của các hệ thống sông lớn bồi tụ.
– Địa hình thấp, bằng phẳng; hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. – Bề mặt đồng bằng có mạng lưới sông ngòi dày đặc. – Hàng năm vẫn tiếp tục mở rộng ra biển. |
0,25
0,25 0,25 0,25 |
||
Khác nhau | 1,5 | ||
– Diện tích ĐBSH nhỏ hơn ĐBSCL (d/c).
– ĐBSH được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; ĐBSCL được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công. – Hình dạng của ĐBSH là tam giác cân, ĐBSCL có dạng tứ giác lệch. – ĐBSCL thấp, bằng phẳng hơn ĐBSH. Trên bề mặt ĐBSH có nhiều đồi núi sót. – Dạng địa hình nhân tạo nổi bật của ĐBSCL là mạng lưới kênh rạch, ĐBSH là hệ thống đê điều. – Bề mặt địa hình của ĐBSCL có các vùng trũng rộng lớn ngập sâu vào mùa mưa. ĐBSH có các chân ruộng bậc cao và ô trũng ngập nước trong đê. |
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||
V
(3,5 điểm) |
1 | Kể tên các vùng, miền khí hậu của nước ta. Cho biết những dãy núi nào ở nước ta được xác định là ranh giới của các vùng, miền khí hậu? | 1,5 |
– Miền khí hậu phía Bắc gồm 4 vùng khí hậu (kể tên).
– Miền khí hậu phía Nam gồm 3 vùng khí hậu (kể tên). – Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam, giữa vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. – Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa vùng khí hậu Đông Bắc Bộ với vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. |
0,5
0,5 0,25
0,25 |
||
2 | Trình bày quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ. | 2,0 | |
– Quy mô:
+ Rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng): TP.HCM. + Lớn (từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng): Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. – Cơ cấu ngành: + TP. Hồ Chí Minh: 12 ngành (kể tên). + Biên Hòa: 8 ngành (kể tên). + Vũng Tàu: 8 ngành (kể tên). + Thủ Dầu Một: 7 ngành (kể tên). (HS kể đúng 2/3 số ngành của mỗi TTCN được tính điểm tuyệt đối của ý). |
0,5 0,5
0,25 0,25 0,25 0,25
|
||
TỔNG | I + II + III + IV + V | 20,0 |